Tổng Quan Về Con Dấu Doanh Nghiệp

con dấu doanh nghiệp
Xếp hạng bài viết

Con dấu doanh nghiệp là một trong những yếu tố nhận diện pháp lý quan trọng của một tổ chức kinh doanh. Nó đóng vai trò như một chữ ký chính thức, thể hiện sự uy quyền và độ tin cậy trong các giao dịch thương mại và hợp pháp hóa các tài liệu của doanh nghiệp. Vậy con dấu doanh nghiệp là gì? Con dấu doanh nghiệp do ai quyết định, hay nội dung và hình thức con dấu doanh nghiệp được quy định ra sao? Hãy cùng T & L tìm hiểu.

Con dấu doanh nghiệp là gì?

Con dấu doanh nghiệp, thường được gọi là mộc hay ấn, là dụng cụ chính thức dùng để đánh dấu lên tài liệu, giấy tờ và hợp đồng kinh doanh, được sử dụng như một công cụ để chứng thực văn bản và giấy tờ liên quan đến doanh nghiệp đó. Đây là biểu tượng độc nhất, giúp phân biệt doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Nói cách khác, những hợp đồng, giao dịch của công ty phải được đóng dấu thì mới phát sinh hiệu lực, nếu không thì vô hiệu. Dù hình dạng là tròn hay vuông, con dấu này đều có giá trị pháp lý nhất định.
Theo quy định của pháp luật, mỗi doanh nghiệp cần có một con dấu pháp nhân (thường là dấu tròn) sau khi được thành lập. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các loại con dấu khác trong các hoạt động hằng ngày như con dấu chức danh, con dấu vuông, con dấu xác nhận giao dịch thu chi, và các mục đích khác.
Con dấu doanh nghiệp là biểu tượng pháp lý của tổ chức, con dấu mang tính chất quan trọng trong việc xác nhận quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Do đó, việc quản lý con dấu cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt để ngăn chặn các vấn đề liên quan đến mất mát hoặc làm giả.

Các quy định về con dấu doanh nghiệp

1. Con dấu của doanh nghiệp có hình dạng như thế nào?

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hình thức con dấu của doanh nghiệp như sau:

con dấu doanh nghiệp

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực, hình dạng của con dấu doanh nghiệp không còn bị hạn chế chỉ ở hình tròn hay vuông. Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn các hình dạng khác như tam giác, thang, bông hoa, trái tim, v.v. Hình dạng này không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của con dấu. Pháp luật hiện tại cũng không yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu của mình, cho phép doanh nghiệp sử dụng con dấu mà không cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Hơn nữa, doanh nghiệp có quyền tự quyết định cách thức quản lý và sử dụng con dấu thông qua Điều lệ công ty hoặc quy chế do chính doanh nghiệp ban hành.

2. Các loại dấu và mẫu con dấu doanh nghiệp

+ Con dấu pháp nhân – yêu cầu bắt buộc:
  • Mỗi doanh nghiệp phải có con dấu pháp nhân (thường là dấu tròn) từ lúc thành lập cho đến khi giải thể;
  • Thông tin thường có trên con dấu pháp nhân bao gồm: mã số thuế, tên công ty, quận/huyện và tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở, loại hình doanh nghiệp và có thể kèm theo logo nếu doanh nghiệp lựa chọn.
+ Con dấu chức danh:
  • Con dấu chức danh, còn gọi là con dấu cá nhân, dành cho các cá nhân giữ chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp như chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc.
  • Con dấu này thường chứa thông tin về 2 thông tin là: chức danh và họ tên người dùng dấu;
  • Thông thường, các chủ doanh nghiệp sẽ đặt làm cùng lúc con dấu pháp nhân và con dấu chức danh cho người đứng đầu, giúp việc ký kết hợp đồng trở nên thuận tiện và thể hiện sự chuyên nghiệp;

Doanh nghiệp còn khuyến khích những nhân viên giữ vị trí trưởng phòng, kế toán trưởng, hoặc nhân viên kinh doanh sử dụng con dấu chức danh để tạo sự chuyên nghiệp và tăng cường hiệu quả khi làm việc với khách hàng và đối tác.

+ Con dấu thông tin doanh nghiệp:

  • Con dấu vuông chứa thông tin doanh nghiệp rất hữu ích cho các công ty thường xuyên gửi thư từ hoặc thực hiện nhiều giao dịch.
  • Việc sử dụng con dấu này giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và cải thiện hiệu quả công việc bằng cách nhanh chóng in thông tin cần thiết như: tên công ty, mã số thuế và địa chỉ.
+ Con dấu xác nhận:
  • Con dấu xác nhận thường được nhân viên kế toán, thu ngân hoặc quản lý kho sử dụng để đánh dấu các tình trạng quản lý tiền mặt và hàng hóa.
  • Các nội dung thường thấy trên con dấu này bao gồm các cụm từ như: đã thanh toán, chưa thanh toán, đã thu tiền, đã chuyển khoản, đã cọc, đã nhập kho, đã xuất kho; giúp theo dõi và quản lý dễ dàng hơn.

3. Các cách đóng dấu theo quy định pháp luật mới nhất 

Trong các tài liệu hành chính, ngoài hình thức và nội dung của văn bản cùng chữ ký của người có thẩm quyền, việc đóng dấu là một bước không thể bỏ qua. Mỗi loại dấu có tên và đặc điểm riêng biệt. Việc sử dụng dấu trong cơ quan, tổ chức hiện được điều chỉnh theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP và Nghị định 30/2020/NĐ-CP, với cách thức đóng dấu phù hợp cho từng loại.
+ Phương pháp đóng dấu chữ ký
Dấu chữ ký được dùng để đóng trên chữ ký của người có quyền ký, làm tăng giá trị pháp lý của văn bản. Theo Điều 32 và 33 của Nghị định 30/2020/NĐ-CP, khi đóng dấu chữ ký cần chú ý:
  • Chỉ đóng dấu sau khi văn bản đã được ký, không đóng khi văn bản chưa có chữ ký.
  • Dấu cần phải che khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái của người ký.
  • Dấu cần phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng hướng và sử dụng mực đỏ theo quy định.
+ Hướng dẫn đóng dấu treo:
Dấu treo là loại dấu được đặt lên trang đầu của văn bản, che một phần tên doanh nghiệp hoặc tên của phụ lục đi kèm.
Cách đóng dấu treo được người đứng đầu cơ quan, tổ chức tự quyết định mà không theo một tiêu chuẩn cụ thể nào. Thông thường, dấu treo được đặt lên trang đầu, phủ một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đi kèm theo quy định của Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Dấu treo không xác định giá trị pháp lý của văn bản mà chỉ chứng nhận rằng tài liệu được đóng dấu là một phần của văn bản chính, chẳng hạn như đóng vào phụ lục.
+ Quy tắc đóng dấu giáp lai:
Dấu giáp lai là việc đóng dấu trên tất cả các trang của văn bản để chứng minh tính xác thực của từng trang và ngăn chặn sự thay đổi hoặc giả mạo nội dung. Cách thức đóng dấu giáp lai sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
Dấu giáp lai thường được đặt ở giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục, che một phần các trang giấy; mỗi lần đóng dấu không quá năm trang văn bản theo quy định tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP
Tóm lại, con dấu doanh nghiệp không chỉ là biểu tượng của sự chính thức và uy tín mà còn là công cụ pháp lý cần thiết trong việc xác nhận và chứng thực các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

CÔNG TY TNHH T & L – Chuyên cung cấp các dịch vụ kê khai, báo cáo thuế – quyết toán thuế tại Khánh Hoà

STH 23.04, Đường số 3, Khu đô thị Hà Quang 2, Phường Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hoà

0258.387.4349 – 0905.181.010

[email protected]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *