5 Loại Hình Doanh Nghiệp Mà Bạn Cần Biết

5 loại hình doanh nghiệp mà bạn cần biết
Xếp hạng bài viết

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật này. Theo Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN, CÔNG TY HỢP DANH, DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có ưu nhược điểm khác nhau mà phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của cá nhân, tổ chức để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp.

loại hình doanh nghiệp

Bảng so sánh ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu
1. Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản ngân hàng độc lập;
2. Trách nhiệm hữu hạn nên chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty;
3. Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
4. Được mở rộng hình thức kinh doanh như thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mà không hạn chế số lượng;
5. Hình thức kế toán lựa chọn khấu trừ nên việc đóng thuế sẽ phụ thuộc vào doanh thu của công ty trừ đi các chi phí hợp lý theo nguyên tắc kế toán;
1. Phải thực hiện việc kê khai thuế hàng tháng theo luật Thuế;
2. Chi phí thành lập ban đầu cao do phải mua Token khai thuế, thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu;
CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
loại hình doanh nghiệp được thành lập do các thành viên cùng nhau góp vốn. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa 50.
1. Có tư cách pháp nhân.
2. Trách nhiệm hữu hạn nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty.
3. Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
4. Việc chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ về điều kiện nên các thành viên còn lại dễ dàng kiểm soát được việc bổ sung thành viên mới, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên công ty không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
1.Việc huy động vốn bị hạn chế do số lượng thành viên ít và không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
2. Số lượng thành viên bị giới hạn không quá 50 nên khó khăn trong việc mở rộng quy mô khi muốn tăng số lượng thành viên góp vốn;
CÔNG TY CỔ PHẦN
loại hình doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
1. Có tư cách pháp nhân.
2. Chế độ trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp.
3. Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
4. Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng và không giới hạn số lượng cổ đông nên phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng.
1. Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
2. Chỉ những cổ đông sáng lập mới hiển thị thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia và tồn tại mãi mãi trong côn ty cổ phần dù cổ đông đó đã chuyển nhượng vốn.
3. Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông bắt buộc phải đóng thuế thu nhập cá nhân (0,01% tổng giá trị chuyển nhượng) dù cổ đông chuyển nhượng không có lãi hoặc chuyển nhượng cổ phần dưới trị giá mua.
CÔNG TY HỢP DANH
loại hình doanh nghiệp trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
1. Có tư cách pháp nhân.
2. Kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người chính là các thành viên hợp danh.
3. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
4. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín.
1. Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh cao.
2. Mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới.
3. Thành viên hợp danh rời khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh từ những cam kết của công ty trước khi thành viên đó rời khỏi công ty.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân
1. Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
2. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng.
1. Không có tư cách pháp nhân;
2. Chế độ trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp.

(Theo Nasalaw)

Như vậy, khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp bạn nên cân nhắc các yếu tố như: có tư cách pháp nhân hay không, trách nhiệm về tài sản của chủ sở hữu; số lượng thành viên, tên doanh nghiệp dự kiến thành lập; cơ cấu tổ chức; khả năng chuyển nhượng và huy động vốn của doanh nghiệp; thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu còn băn khoăn, đội ngũ tư vấn của CÔNG TY TNHH T & L – Chuyên cung cấp các dịch vụ kê khai, báo cáo thuế, quyết toán thuế tại Khánh Hoà sẽ giúp bạn đưa ra quyết định về lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và hỗ trợ hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp trọn gói với chi phí hợp lý nhất, thời gian tiết kiệm nhất và độ chính xác, uy tín cao nhất với quy trình như sau:

  1. Tư vấn và lập kế hoạch
  2. Chuẩn bị hồ sơ
  3. Nộp hồ sơ
  4. Đăng ký mã số thuế doanh nghiệp
  5. Mở tài khoản ngân hàng
  6. Bàn giao kết quả gồm: giấy phép đăng ký kinh doanh, con dấu, giấy chứng nhân mẫu dấu, bố cáo thành lập, điều lệ công ty.

loại hình doanh nghiệp

Đây là quy trình lựa chọn loại hình doanh nghiệp đã được chúng tôi thiết kế tinh gọn, mang lại hiệu quả cho nhiều khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Nha Trang và các khu vực lân cận. Không những vậy, khi lựa chọn đồng hành cùng T & L, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ để vận hành công ty một cách tối ưu nhất như: kê khai, báo cáo thuế – quyết toán thuế, hỗ trợ công nghệ thông tin (IT Helpdesk),… hơn cả sự mong đợi của quý khách.

CÔNG TY TNHH T & L – Chuyên cung cấp các dịch vụ kê khai, báo cáo thuế – quyết toán thuế tại Khánh Hoà

STH 23.04, Đường số 3, Khu đô thị Hà Quang 2, Phường Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hoà

0258.387.4349 – 0905.181.010

[email protected]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *