Khi điều hành doanh nghiệp, việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định về thuế là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp của bạn cần phải nắm rõ để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ và tuân thủ pháp luật.
Lệ phí (Thuế) môn bài
1. Khái niệm
Lệ phí (thuế) môn bài được đánh theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp và phải được nộp hàng năm. Đây là khoản thuế cố định và dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp: Số vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) hoặc vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Đối với cá nhân, hộ kinh doanh: Doanh thu của năm.
2. Đối tượng nộp Lệ phí (thuế) môn bài
Dựa trên quy định tại Điều 2 của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP và Điều 1 của Thông tư số 65/2020/TT-BTC, người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp:
– Các doanh nghiệp chuyển đổi từ Hộ kinh doanh sẽ không phải nộp lệ phí môn bài trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
– Các doanh nghiệp cũng được miễn Lệ phí (Thuế) môn bài trong năm đầu tiên sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
3. Mức đóng Lệ phí (thuế) môn bài
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Lệ phí (Thuế) môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức Lệ phí (Thuế) môn bài cả năm.
4. Thời hạn nộp Lệ phí (thuế) môn bài
- Thời hạn chung: Tất cả các doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30 tháng 01 hàng năm.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh: Các doanh nghiệp này, bao gồm cả đơn vị phụ thuộc và địa điểm kinh doanh, được miễn lệ phí môn bài trong ba năm đầu từ khi thành lập. Sau khi hết thời gian miễn, thời hạn nộp lệ phí môn bài sẽ như sau:
- Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí trong 6 tháng đầu năm: Thời hạn nộp lệ phí môn bài là ngày 30 tháng 07 của năm kết thúc thời gian miễn. Ví dụ, nếu thời gian miễn kết thúc vào ngày 15/05/2024, doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/07/2024
- Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí trong 6 tháng cuối năm: Thời hạn nộp lệ phí môn bài là ngày 30 tháng 01 năm kế tiếp sau khi kết thúc thời gian miễn. Ví dụ, nếu thời gian miễn kết thúc vào ngày 01/10/2024, doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01/2025.
- Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động nhưng sau đó hoạt động trở lại: Khi hoạt động trở lại, thời hạn nộp lệ phí môn bài sẽ phụ thuộc vào thời điểm ra hoạt động:
- Nếu ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Thời hạn nộp lệ phí môn bài là ngày 30 tháng 07 của năm hoạt động trở lại. Ví dụ, nếu một hộ kinh doanh trở lại hoạt động vào ngày 01/03/2024, họ phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/07/2024.
- Nếu ra hoạt động trong 6 tháng cuối năm: Thời hạn nộp lệ phí môn bài là ngày 30 tháng 01 của năm kế tiếp. Ví dụ, nếu hộ kinh doanh trở lại hoạt động vào ngày 15/09/2024, họ phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01/2025.
Thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT – VAT)
1. Khái niệm
Thuế GTGT (VAT) là loại thuế gián thu, được tính trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ khi chúng được tiêu thụ. Phân biệt các đối tượng không chịu VAT và các trường hợp được khấu trừ VAT là điều cần thiết cho mọi doanh nghiệp.
Trong đó:
– Tổ chức kinh doanh bao gồm: các doanh nghiệp dưới mọi loại hình, thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, các loại hình hợp tác xã;
– Cá nhân kinh doanh bao gồm: những người kinh doanh độc lập, hộ kinh doanh, các cá nhân hợp tác cùng sản xuất kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân.
2. Mức thuế phải đóng
2.1 Đối với Doanh nghiệp
Để tính được số tiền Thuế GTGT mỗi doanh nghiệp phải nộp thì phải dựa trên 02 phương pháp kê khai: Phương pháp kê khai Thuế GTGT khấu trừ hay trực tiếp.
*Trường hợp 1: Doanh nghiệp kê khai Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Thông thường, những lĩnh vực như kinh doanh, sản xuất trang sức, vàng, bạc và đá quý, các cơ sở kinh doanh vận hành với doanh thu hàng năm chịu Thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng, hoặc không tuân thủ đúng các quy định về kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định pháp luật thường gặp phải tình trạng này.
Biểu thuế suất Thuế GTGT phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khi kê khai bằng phương pháp này.
* Trường hợp 2: Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ (có hóa đơn đầu vào)
Cách tính Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ áp dụng cho các đơn vị kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật gồm:
- Đơn vị kinh doanh có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
- Đơn vị kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ; trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
- Số Thuế GTGT đầu ra = Giá thuế các sản phẩm/ dịch vụ bán ra x Thuế suất Thuế GTGT các sản phẩm/ dịch vụ đó
- Số Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Là tổng số Thuế GTGT đã ghi trên các hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hóa/ dịch vụ, chứng từ nộp Thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng đầy đủ các quy định.
Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có Thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết… thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
- Giá chưa Thuế GTGT = Giá thanh toán / (1+ Thuế suất của hàng hóa)
Ví dụ: Khi doanh nghiệp C mua hàng hóa với giá trị là 400 triệu đồng và hàng hóa này thuộc diện áp dụng mức thuế suất 10%.
=> Thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp C phải trả là: 10% x 400 triệu = 40 triệu đồng.
Khi doanh nghiệp C bán hàng với giá 450 triệu đồng, và người mua phải chịu thuế suất GTGT là 10% cho loại hàng này.
=> Thuế GTGT đầu ra mà doanh nghiệp C thu được là: 10% x 450 triệu = 45 triệu đồng.
Do đó, số thuế GTGT mà doanh nghiệp C cần nộp cho ngân sách Nhà nước sẽ là: 45 triệu – 40 triệu = 5 triệu đồng.
2.2 Đối với Hộ kinh doanh
Theo thông tư 40/2021/TT-BTC quy định 3 phương pháp tính thuế cho HKD cá thể, cụ thể:
1. Phương pháp kê khai:
Tính thuế dựa trên doanh thu thực tế hàng tháng hoặc hàng quý. Áp dụng cho HKD quy mô lớn hoặc những hộ không đủ quy mô lớn nhưng chọn nộp thuế theo phương pháp này.
2. Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh:
Tính thuế dựa trên doanh thu từng lần phát sinh, dành cho những cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm cố định.
3. Phương pháp khoán:
Tính thuế dựa trên doanh thu khoán được cơ quan thuế xác định, áp dụng cho HKD không thực hiện hoặc không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và không thuộc diện nộp thuế theo 2 phương pháp trên.
* Lưu ý: HKD được xem là quy mô lớn nếu đáp ứng 1 trong 2 điều kiện:
+ Có từ 10 lao động trở lên tham gia BHXH bình quân hàng năm
+ Hoặc có tổng doanh thu năm trước từ 3 tỷ đồng đối với nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng hoặc từ 10 tỷ đồng đối với thương mại – dịch vụ.
3. Thời hạn nộp thuế GTGT
Theo khoản 2 Thông tư 156/2013/TT-BTC, thời hạn nộp thuế quy định như sau: “Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.”
Căn cứ theo quy định trên, thời hạn nộp tiền thuế GTGT là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
- Đối với hồ sơ khai thuế theo tháng: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Ví dụ, hồ sơ khai thuế tháng 8/2024 phải nộp tiền thuế trước hoặc vào ngày 20/09/2024.
- Đối với hồ sơ khai thuế theo quý, tạm tính theo quý: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ nộp thuế. Ví dụ, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế trong quý 2/2024, doanh nghiệp cần nộp thuế GTGT trước hoặc vào ngày 30/09/2024.
- Đối với hồ sơ khai thuế theo năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên năm dương lịch. Ví dụ, đối với thuế của năm 2024, thời hạn nộp là trước hoặc vào ngày 30/01/2024.
- Đối với hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế. Ví dụ, nếu nghĩa vụ thuế phát sinh vào ngày 15/08/2024, doanh nghiệp phải nộp thuế trước hoặc vào ngày 25/08/2024.
- Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Ví dụ, nếu năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2024, doanh nghiệp phải nộp thuế trước hoặc vào ngày 31/03/2025.
4. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC, hồ sơ khai thuế GTGT được nộp trong thời hạn như sau:
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Ví dụ, hồ sơ khai thuế GTGT tháng 8/2024 phải được nộp trước hoặc vào ngày 20/09/2024.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý: Tạm tính theo quý chậm nhất là ngày 30 hoặc 31 (ngày cuối cùng) của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Ví dụ, đối với nghĩa vụ thuế phát sinh trong quý 1/2024, hồ sơ phải được nộp trước hoặc vào ngày 30/04/2024.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm: Chậm nhất là ngày 30 hoặc 31 (ngày cuối cùng) của tháng đầu tiên của năm dương lịch. Ví dụ, hồ sơ khai thuế năm 2024 phải được nộp trước hoặc vào ngày 31/01/2024.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Ví dụ, nếu nghĩa vụ thuế phát sinh vào ngày 10/08/2024, hồ sơ phải được nộp trước hoặc vào ngày 20/08/2024.
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm: Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Ví dụ, nếu năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2024, hồ sơ quyết toán phải được nộp trước hoặc vào ngày 31/03/2025.
“Quyết toán thuế là quá trình kiểm tra, xác định số thuế mà doanh nghiệp đã nộp trong năm tài chính có phù hợp với quy định của pháp luật hay không. Quyết toán thuế bao gồm nhiều loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT),…”
“BCTC là tài liệu tổng hợp và trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán (thường là một năm). BCTC gồm có: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC.”
Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (Thuế TNDN)
1. Định nghĩa
Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (Thuế TNDN) đối với lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ cách tính và các khoản giảm trừ có thể giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu hóa số thuế phải nộp.
2. Cách tính thuế
Kết quả:
- Dương: phải nộp
- Âm: không phải nộp
Quy định pháp luật không hạn chế doanh nghiệp mới thành lập năm đầu tiên thì không phải đóng thuế mà khi có phát sinh thu nhập chịu thuế thì phải thực hiện kê khai và nộp thuế.
* Thuế suất thuế TNDN
Căn cứ Điều 10, Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất thuế TNDN là 20%.
Bên cạnh đó, có các trường hợp được áp dụng mức thuế suất cao hơn, ví dụ như các doanh nghiệp đang thực hiện các hoạt động như tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí đốt và các loại tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam, hoặc có những doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất ưu đãi, như các doanh nghiệp công nghệ cao, do đó họ có mức đóng thuế thấp hơn.
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNDN:
– Thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế TNDN tạm tính theo quý: Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý sau.(Cụ thể: 30/04, 30/7, 30/10, 30/01)
* Ví dụ: Nếu quý 2/2024 phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế tạm tính trước hoặc vào ngày 31/07/2024 (quý 3).
– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm: Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. (Nếu là năm dương lịch là ngày 31/03 hàng năm).
* Ví dụ: Nếu năm tài chính của doanh nghiệp kết thúc vào ngày 31/12/2024, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN trước hoặc vào ngày 31/03/2025.
4. Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp tiền thuế TNDN cũng tuân theo thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Tức là doanh nghiệp phải nộp tiền thuế tạm tính hàng quý và quyết toán năm theo các mốc thời gian tương ứng với thời hạn nộp hồ sơ.
Thuế Thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)
1. Định nghĩa
Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) là loại thuế mà cá nhân phải nộp cho ngân sách nhà nước dựa trên thu nhập mà họ kiếm được. Thu nhập này có thể đến từ nhiều nguồn như tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh, đầu tư, thuê nhà, lãi tiết kiệm, cổ tức, và các nguồn thu khác. Mức thuế suất áp dụng cho thuế thu nhập cá nhân thường phụ thuộc vào mức thu nhập và các quy định cụ thể của luật thuế tại mỗi quốc gia.
2. Cách tính thuế
Những khoản được giảm trừ thuế TNCN bao gồm:
- Giảm trừ gia cảnh: Cá nhân nộp thuế với mức 132 triệu đồng/năm tương đương 11 triệu đồng/tháng và đối với người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng.
- Các khoản BHXH bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) và bảo hiểm đặc biệt tùy vào ngành nghề yêu cầu.
- Giảm trừ những khoản đóng tiền tự nguyện bao gồm: tiền đóng bảo hiểm, từ thiện, khuyến học, đóng góp quỹ nhân đạo và hưu trí.
3. Thời hạn nộp thuế
- Thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế TNCN tạm tính theo tháng:
+ Nếu cá nhân có thu nhập chịu thuế thường xuyên, doanh nghiệp hoặc tổ chức chi trả thu nhập phải khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân.
+ Thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế TNCN tạm tính là chậm nhất ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh thu nhập.
- Thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế TNCN tạm tính theo quý: Nếu doanh nghiệp hoặc tổ chức lựa chọn khai thuế theo quý, thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế TNCN chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo. Ví dụ, tiền thuế TNCN tạm tính của quý 1/2024 phải được nộp trước hoặc vào ngày 30/04/2024.
- Thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế TNCN theo từng lần phát sinh: Nếu thu nhập chịu thuế không phát sinh thường xuyên, thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế TNCN là chậm nhất ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh thu nhập.
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm: Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN là chậm nhất ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán cho toàn bộ nhân viên, trừ trường hợp cá nhân đã ủy quyền cho tổ chức quyết toán thay. Ví dụ, hồ sơ quyết toán thuế cho năm 2023 phải nộp trước hoặc vào ngày 31/03/2024.
Ví dụ: Một nhân viên có hợp đồng lao động có:
– Lương cơ bản: 20.000.000 đồng/tháng;
– Tiền thưởng: 4.000.000 đồng/tháng;
– Các khoản bảo hiểm phải nộp: 20.000.000 x 10.5% = 2.100.000 đồng/tháng;
– Giảm trừ bản thân: 11.000.000 đồng/tháng;
– Đăng ký 1 người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/tháng.
Như vậy:
– Thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên = 20.000.000 + 4.000.000 = 24.000.000 đồng/tháng;
– Thu nhập tính thuế TNCN của nhân viên = 24.000.000 – (11.000.000 + 4.400.000 + 2.100.000) = 6.500.000 đồng/tháng;
- Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5.000.000 × 5% = 250.000 đồng/tháng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(6.500.000 – 5.000.000) × 10% = 150.000 đồng/tháng
– Thuế TNCN phải nộp: 250.000 + 150.000 = 400.000 đồng/tháng.
- Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
– Thuế TNCN phải nộp = 6.500.000 x 10% – 250.000 = 400.000 đồng/tháng.
Việc hiểu rõ về các loại thuế cần thiết cho một doanh nghiệp sẽ giúp người nộp thuế tuân thủ đúng hạn nộp thuế, tránh những sai sót không đáng có, đồng thời đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Hy vọng rằng, với những giải thích cụ thể, mọi người có thể áp dụng một cách chính xác trong việc quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp của mình. Đừng để thuế trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp của bạn. Hãy trang bị kiến thức và sẵn sàng cho mọi quy định thuế để thúc đẩy sự phát triển bền vững và thành công trong kinh doanh. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận tư vấn, hãy liên hệ với T & L, chúng tôi sẽ giúp bạn vững bước trên hành trình kinh doanh.
CÔNG TY TNHH T & L – Chuyên cung cấp các dịch vụ kê khai, báo cáo thuế – quyết toán thuế tại Khánh Hoà
STH 23.04, Đường số 3, Khu đô thị Hà Quang 2, Phường Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hoà
0258.387.4349 – 0905.181.010
Bài viết liên quan: